Home » Archives for tháng 10 2016
GÓI DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | ĐƠN GIÁ (VNĐ) |
Gắn lại mão răng | 1 răng | 300,000 |
Đúc cùi giả kim loại | 1 răng | 500.000 |
Đúc cùi giả toàn sứ | 1 răng | 5000.000-8.000.000 |
Mão toàn diện kim loại Cr- Co | 1 răng | 1,200,000 |
Mão sứ Titan | 1 răng | 2,500,000 |
Mão Sứ Roland | 1 răng | 5.000.000 |
Mão toàn sứ Emax Zic | 1 răng | 6,000,000 |
Mão sứ Cercon | 1 răng | 6,000,000 |
Mão sứ Cercon HT – Emax Press | 1 răng | 7,000,000 |
Veneer sứ Emax, Cercon HT | 1 răng | 7000.000-8.000.000 |
Răng Toàn Sứ Lava Plus -3M ESPE 1 Răng 8.000.000 | 1 răng | 8.000.000 |
Mão toàn diện Vàng | 1 răng | Theo tỷ giá thị trường |
Máng cân bằng cân cơ> | 1 hàm | 2,000,000 |
Máng chống ê buốt | 1 hàm | 1,200,000 |
Máng chống nghiến răng | 1 hàm | 1,200,000 |
Sâu răng có nguyên nhân bắt nguồn từ vi khuẩn Streptococcus mutans tồn tại trên các mảng bám ở thân răng và dưới nướu. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tác dụng vào tinh bột và chất đường tạo ra axit. Chính axit là tác nhân gây nên sự bào mòn men răng và ngà răng. Như vậy, sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng.
Sâu răng chia ra từng giai đoạn phát triển khác nhau:
Giai đoạn 1: Răng mới chớm sâu
Ban đầu khi răng chớm sâu, bạn có thể không phát hiện được tình trạng sâu răng khi nó chưa có biểu hiện gì rõ nét mà chủ yếu là xuất hiện những đốm màu trắng và răng ngả màu sẫm hơn. Ở giai đoạn này, sâu răng khó nhận thấy bằng mắt thường và bạn cũng không cảm nhận được những cơn đau do sâu răng gây ra.
Giai đoạn 2: Răng bắt đầu xuất hiện các vết sâu
Đây là giai đoạn mà khi cơn đau bộc phát kèm theo tình trạng mất mô răng xuất hiện với nhiều lỗ sâu trên mặt nhai và thân răng có nghĩa là tình trạng đau răng của bạn đã khá nghiêm trọng.
Giai đoạn mới chớm sâu không gây đau nhức, khi hình thành nên lỗ sâu thì có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội hơn, đau nhiều lần hơn và là cơn đau liên tục không dứt, kéo dài trong khoảng thời gian dài, có khi gây khó ngủ.
Giai đoạn 3: Sâu răng ăn sâu vào tủy
Đặc biệt là khi sâu răng tiến vào tủy có thể gây nên những cơn đau nhức buốt nhói đến tận óc rất khó chịu.
Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ dẫn đến viêm chóp răng, áp xe xương ổ răng là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân răng sâu mà còn gây nguy cấp cho cả các răng khác trên cung hàm.
Dùng nước đá chườm chỗ đau là cách giảm đau răng sâu nhanh và đơn giản nhất. Chỉ cần lấy một túi đá áp vào bên má đau nhức. Hiệu quả của đá lạnh nằm ở chỗ sẽ kích thích đến các dây thần kinh cảm giác xung quanh răng làm dịu cơn đau nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước ấm để chườm giảm đau. Hãy chườm khăn bọc đá lên trên má chỗ vùng răng bị đau trong khoảng một phút. Sau đó thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đau nhức đó.
Chanh là một loại quả có nhiều axit và vitamin C giúp kháng khuẩn, diệt khuẩn. Bạn chỉ cần dùng nước cốt chanh sau đó bôi lên răng, như vậy các cơn đau răng do sâu sẽ giảm bớt bởi vi khuẩn được ức chế.
Một lưu ý nhỏ cho bạn khi áp dụng cách trị sâu răng tại nhà bằng nước cốt chanh đó là, chanh có tính axit bào mòn men răng rất cao nên bạn chỉ nên hạn chế thực hiện 1-2 lần/ngày nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng răng ê buốt do mòn men
Trong tỏi có chứa nhiều thành phần, một trong số đó là allicin có tác dụng xoa dịu cơn đau trong khi gừng có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện rất đơn giản: Hãy lấy một nhánh tỏi tươi hoặc một nhánh gừng bỏ vỏ và giã nát cùng với một nhúm muối. Có thể dùng bông chấm lên chỗ đau hoặc cắn trực tiếp tép tỏi vào chỗ răng đau. Cơn đau răng sẽ được dịu đi ngay tức thì. Bạn có thể duy trì cách làm này ngày 2-3 lần.
Hoặc cách khác đơn giản hơn, bạn lấy một nhánh tỏi hoặc gừng đã cạo vỏ rửa sạch rồi cắn trực tiếp vào vùng răng sâu cho tinh chất gừng hoặc tỏi tiết ra, giữ trong khoảng 5-10 phút bạn sẽ thấy cơn đau răng sâu giảm đi rõ rệt.
Gừng và tỏi rất lành tính nên bạn có thể áp dụng cách trị sâu răng tại nhà này lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày.
Đây là phương pháp giảm đau theo bài thuốc dân gian được áp dụng từ lâu.Thực tế đã có bệnh nhân sâu răng thực hiện và hiệu quả bất ngờ chỉ sau 15 phút. Tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ khác nhau, tuy nhiên bạn vẫn nên thử áp dụng xem sao nhé!
Cách làm: Chỉ cần dùng một ít rễ lá lốt, giã nhỏ với một ít muối và lọc lấy nước. Dùng bông thấm và chấm vào chỗ răng sâu. Thực hiện một vài lần bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm khá nhanh. Điều trị sâu răng tại nhà này được áp dụng khá nhiều và cho hiệu quả khá nhanh.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể dùng lá lốt sắc với nước rồi lọc lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày. Cách này giúp tiêu viêm khá tốt.
Đây là cách giúp bạn giảm đau nhức răng sâu nhanh chóng nhưng cũng giúp làm sạch răng miệng khá hiệu quả. Thực hiện súc miệng với nước muối sinh lý ngày vài lần sẽ có tác động làm dịu cơn đau khá hiệu quả và giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm rất tốt.
Trên đây là cách trị sâu răng tại nhà khá đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà với những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp. Tuy nhiên, đây chỉ là cách xoa dịu cơn đau tạm thời. Muốn điều trị tận gốc cơn đau nhức răng sâu cần có sự thăm khám cụ thể của nha sỹ.
Trường hợp răng chớm sâu, nha sỹ có thể áp dụng bôi florua trên các khu vực bị ê buốt để giúp tăng cường sự tái khoáng hóa men răng hoặc tiến hành hàn trám phục hồi các khu vực đã bị mất men răng.
Với tình trạng sâu nặng gây đau nhức và vỡ mẻ lớn thì tái khoáng không mang lại hiệu quả. Khi đó, hàn trám hoặc bọc răng sứ sẽ là giải pháp điều trị răng sâu tốt nhất.
Trước khi tiến hành hàn trám thì nạo sạch vết sâu sẽ là cách loại bỏ hoàn toàn các mô răng bị sâu. Thao tác này chính là cách làm sạch các mô răng bệnh, tránh tình trạng mầm mống răng sâu gây bệnh trở lại, giúp cho vết trám bền chắc hơn. Nạo vết sâu cần tiến hành cẩn thận để tránh xâm lấn đến các mô răng lành mà vẫn làm sạch hoàn toàn các phần ngà mủn chứa vi khuẩn. Chỉ mất khoảng 15 – 20 phút thì việc hàn trám đã hoàn thành, những cơn đau răng sâu sẽ biến mất hoàn toàn.
Hàn trám răng sâu cũng phụ thuộc vào tình trạng mất mô thực tế của bạn nhiều hay ít. Nếu các mô răng và lỗ sâu ít thì hoàn toàn có thể hàn trám trực tiếp tức là chỉ cần trám bít vật liệu nha khoa là composite hoặc amalgam lên răng và chiếu đèn laser để đông cứng vết trám.
Còn đối với vết sâu lớn, đặc biệt là răng hàm thì hàn trám gián tiếp Inlay/Onlay sẽ là giải pháp tối ưu nhất khi có thể phục hình cho răng, giảm đau nhức và độ bền vết trám cũng tốt hơn trám gián tiếp. Nha sỹ cần tạo xoang trám và tiến hành lấy dấu răng và chế tạo miếng trám. Miếng trám sau khi chế tạo vừa vặn sẽ được gắn trở lại răng.
Đây chính là cách điều trị răng sâu tốt nhất bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt và dùng các phương pháp giảm đau tại nhà.
Vôi răng là nguyên nhân gây bệnh hôi miệng, nha chu, mất răng
|